Đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ em. Nghiên cứu này kéo dài 75 năm, theo dõi sự phát triển của những đứa trẻ tham gia và mang lại nhiều kết luận đáng ngạc nhiên.

Các chuyên gia khẳng định rằng trí thông minh của trẻ em có mối liên hệ mật thiết với hành vi của cha mẹ. Nhiều bậc cha mẹ đặt kỳ vọng cao vào con cái, nhưng họ không nhận ra rằng những hành động tưởng chừng vô hại của mình lại có thể làm giảm IQ của trẻ.

Dưới đây là 4 hành vi mà các chuyên gia từ Đại học Harvard đã nêu ra:

Gán nhãn tiêu cực cho con

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều bậc cha mẹ thường vô tình thốt ra những lời nói gây tổn thương đến con cái. Bao nhiêu lần cha mẹ nhìn thấy điều gì đó không vừa mắt và ngay lập tức kết tội con bằng những từ ngữ tiêu cực như: nghịch ngợm, phá phách, hư hỏng,... thậm chí còn so sánh con mình với người khác?

Thực tế, dù đôi khi những lời nói của phụ huynh không có ý xấu, nhưng chúng lại có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Khi trẻ nghe những lời tiêu cực từ cha mẹ, chúng sẽ cảm thấy mình thua kém người khác, dần dẫn đến tình trạng thiếu tự tin và rụt rè. Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, chúng ta cần thường xuyên khuyến khích và ủng hộ con, tránh sử dụng những từ ngữ tiêu cực hay so sánh con với người khác. Các bậc phụ huynh nên tin tưởng vào khả năng của con mình và không nên tùy tiện gán cho con những nhãn mác tiêu cực.

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều bậc cha mẹ thường vô tình thốt ra những lời nói gây tổn thương đến con cái

Không cho con vui chơi

Đối với trẻ em, vui chơi là phương pháp học tập hiệu quả nhất, giúp chúng phát triển nhanh chóng và toàn diện. Thông qua các hoạt động vui chơi phù hợp, trẻ có thể rèn luyện khả năng tập trung và kỹ năng xã hội. Vì vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện và không gian vui chơi hợp lý cho con.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc cha mẹ lại hạn chế thời gian vui chơi của con, thậm chí ép buộc chúng phải ở trong những không gian chật hẹp và dành toàn bộ thời gian cho việc học. Thực tế, làm sao một đứa trẻ có thể phát triển toàn diện nếu thiếu đi các hoạt động vui chơi và không có cơ hội rèn luyện kỹ năng xã hội từ môi trường bên ngoài? Theo các chuyên gia, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ em hiện nay gặp vấn đề về tâm lý khi bước vào bậc THCS và THPT.

Đối với trẻ em, vui chơi là phương pháp học tập hiệu quả nhất, giúp chúng phát triển nhanh chóng và toàn diện

Thường xuyên ngắt lời con

Một hành vi phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ thường vô tình mắc phải, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, đó là ngắt lời con. Trong quá trình tương tác, một số cha mẹ thường xuyên ngắt lời hoặc thiếu kiên nhẫn để lắng nghe con nói. Theo các chuyên gia từ Harvard, những hành vi này có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Khi cha mẹ liên tục ngắt lời, trẻ sẽ mất đi hứng thú giao tiếp và dần dần trở nên rụt rè, sống khép kín vì cảm thấy không được lắng nghe. Hậu quả là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và khả năng tiếp thu của trẻ cũng sẽ bị suy giảm.

Hơn nữa, việc thường xuyên ngắt lời khi trẻ đang học có thể làm giảm khả năng tư duy và tập trung của trẻ, dẫn đến kết quả học tập kém. Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian để lắng nghe và tôn trọng những ý kiến của con, điều này không chỉ giúp thấu hiểu con hơn mà còn giúp con tự tin hơn trong việc chia sẻ và thể hiện quan điểm.

Một hành vi phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ thường vô tình mắc phải, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, đó là ngắt lời con

Kìm nén cảm xúc của con

Một hành vi thứ tư mà các bậc cha mẹ thường vô tình thực hiện, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái, đó là việc kìm nén cảm xúc của trẻ quá mức.

Không cho phép trẻ thể hiện cảm xúc của mình có thể gây ra những tác động xấu đến tâm lý của trẻ. Khi các cảm xúc tiêu cực bị dồn nén theo thời gian, trẻ có thể trở nên lầm lì, ương bướng và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ. Do đó, là cha mẹ, chúng ta nên hỗ trợ trẻ nhận biết, thể hiện và kiểm soát cảm xúc của mình một cách lành mạnh.